Hải Phòng: Bất động sản Thủy Nguyên đếm ngược ngày “thăng hoa”
Thị trường bất động sản Thủy Nguyên (Hải Phòng) đang ngày càng sôi động, nhất là trước thông tin nơi đây sắp lên thành phố.
Từ ngày 1/1/2025, huyện Thủy Nguyên chính thức trở thành thành phố trực thuộc TP Hải Phòng. Cùng với đó, hàng loạt quy hoạch về hạ tầng đô thị, hệ thống giao thông ngày một hoàn thiện đã tạo đà tăng tốc cho thị trường bất động sản nơi đây.
Những bước tiến mới
Thuộc vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ, Thủy Nguyên còn có nhiều thuận lợi về vị trí địa lý với hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển, là đầu mối giao thông quan trọng của Hải Phòng. Đặc biệt, khi khu trung tâm hành chính, trị sự mới Bắc Sông Cấm sẽ trở thành trung tâm hành chính, chính trị mới của TP Hải Phòng trong thời gian tới. Nơi đây cũng trở thành trung tâm dịch vụ thương mại, văn hóa, cây xanh công viên, vui chơi giải trí, du lịch… của thành phố Cảng sẽ mở ra những bước tiến mới, tạo đà tăng tốc cho thị trường bất động sản của Thủy Nguyên.
Huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng đang nỗ lực hoàn thiện hạ tầng, đẩy mạnh phát triển kinh tế đô thị theo hướng hiệu quả, bền vững.
Cụ thể, dự án Khu đô thị mới Bắc sông Cấm, huyện Thủy Nguyên trên diện tích 317ha, tổng mức đầu tư 10.000 tỷ đồng. Đến nay, hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Bắc sông Cấm đã cơ bản hoàn thành, là yếu tố để thành phố triển khai xây dựng 2 công trình quy mô, tầm vóc lớn là Trung tâm Chính trị-Hành chính và Trung tâm Hội nghị-Biểu diễn, với tổng vốn đầu tư hơn 4.800 tỷ đồng.
Mặt khác, theo quy hoạch, Thủy Nguyên sẽ phát triển theo mô hình đô thị gồm: Đa trung tâm, công nghiệp tích hợp và thành phố sinh thái-cân bằng giữa phát triển đô thị và môi trường tự nhiên. Về cấu trúc, đô thị Thủy Nguyên phát triển theo cấu trúc đô thị với 3 mô hình đô thị gồm: Đa trung tâm, công nghiệp tích hợp và thành phố sinh thái-cân bằng giữa phát triển đô thị và môi trường tự nhiên; với cấu trúc không gian “hai vành đai-ba hành lang-ba trung tâm và các đô thị vệ tinh”.
Cùng với đó, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông liên tục được đầu tư mở rộng, với nhiều điểm sáng khi đầu tư triển khai các dự án nâng cấp mở rộng đường 359, hệ thống giao thông Bắc sông Cấm, cầu Nguyễn Trãi, cầu Hoàng Văn Thụ, quốc lộ 10, đường Đỗ Mười kéo dài… đã góp phần tạo sự kết nối giao thông, phát triển mở rộng Hải Phòng về phía Bắc. Đồng thời, với các tiềm năng về hệ thống giao thông đường thủy, cầu, cảng biển, cảng sông… tạo lợi thế cho Thủy Nguyên sớm hoàn thành mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại và dịch vụ, tài chính tầm cỡ.
Bên cạnh cầu Bính Kiền, Hoàng Văn Thụ, Bến Rừng đã hiện hữu, các dự án mới như cầu Lại Xuân và Nguyễn Trãi cũng đang được ráo riết triển khai. Việc quy hoạch, nâng cấp nhiều tuyến đường, hệ thống giao thông cầu, cảng biển, cảng sông giúp tăng khả năng vận chuyển hàng hóa, tạo tiền đề để công nghiệp và logistics phát triển.
Hiện, Thủy Nguyên có 3 KCN chính, trong đó, KCN VSIP có quy mô lên đến 1.600ha, tổng vốn đầu tư hơn 3,1 tỷ USD (chiếm 12% tổng vốn FDI toàn thành phố), tạo cơ hội nghề