Menu  Danh mục

Bài viết

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị: Tiếp tục tạo điều kiện cho vay đối với lĩnh vực BĐS theo đúng quy định pháp luật

(Xây dựng) - Được sự cho phép của Chủ tọa phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV, chiều 8/6, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã làm rõ một số nội dung liên quan đến thị trường bất động sản (BĐS). Thị trường BĐS phát triển mạnh Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị nhận định: Thị trường BĐS là một trong những thị trường quan trọng của nền kinh tế, có vai trò quan trọng trong việc thu hút các nguồn lực, tạo ra các tài sản cố định cho nền kinh tế, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế và các lĩnh vực khác cùng phát triển, đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho người dân, phát triển đô thị, công nghiệp và du lịch. Thời gian qua, thị trường BĐS nước ta đã có sự phát triển mạnh cả về quy mô, trình độ, năng lực, kinh nghiệm của các chủ thể tham gia thị trường…, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế, ổn định vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội của đất nước. Bộ trưởng cho biết, đến nay hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến lĩnh vực BĐS đã cơ bản được hoàn thiện, gồm Luật Kinh doanh BĐS 2014, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng… và nhiều Nghị định, Thông tư được ban hành, tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư kinh doanh BĐS. Trong năm 2021 và quý I/2022, thị trường BĐS dù vẫn có nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh nhưng đã thích ứng và từng bước có chuyển biến, đã có dấu hiệu phục hồi và phát triển. Tổng lượng giao dịch BĐS cao hơn quý trước và cùng kỳ năm 2021. Tỷ lệ hấp thụ sản phẩm ở hầu hết các phân khúc ở mức cao và hầu như không phát sinh lượng tồn đọng BĐS mới. Tỷ lệ bỏ trống văn phòng, mặt bằng thương mại cho thuê giảm dần… Nhiều dấu hiệu cho thấy thị trường BĐS chưa ổn định, chưa lành mạnh Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng, bên cạnh những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế đất nước và đảm bảo an sinh xã hội, thì thị trường BĐS đang bộc lộ các hạn chế, bất cập. Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đã thẳng thắn chỉ ra những dấu hiệu chưa ổn định, chưa lành mạnh của thị trường BĐS, gồm: Hệ thống pháp luật liên quan đến đất đai, đầu tư, xây dựng, kinh doanh BĐS... vẫn còn bất cập, cần sửa đổi để thống nhất; Khó khăn về nguồn cung BĐS, bao gồm cả nguồn cung nhà ở thương mại, nguồn cung nhà ở xã hội, nhà ở công nhân); Cơ cấu sản phẩm BĐS chưa phù hợp (phổ biến là BĐS các phân khúc nhà ở trung, cao cấp, BĐS du lịch, trong khi đó, thiếu gay gắt nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân và nhà ở thương mại giá phù hợp cho đối tượng thu nhập thấp, thu nhập trung bình). Giá BĐS, đặc biệt là nhà ở, đất ở liên tục tăng và cao hơn so với thu nhập của người dân. “Điều này khiến cho người lao động thu nhập thấp tại các đô thị, công nhân khu công nghiệp càng khó khăn trong việc tiếp cận và tạo lập chỗ ở” – Bộ trưởng cho nhận định. Đáng nói hơn nữa là từ năm 2021 đến nay, ở nhiều địa phương tại một số khu vực, địa điểm có hiện tượng tăng giá đột biến, sốt giá đất nền (với tỷ lệ tăng 30-50%, thậm chí cao hơn so với cuối năm 2020). Các sàn giao dịch BĐS hoạt động thiếu ổn định; Hoạt động môi giới BĐS chưa