Menu  Danh mục

Bài viết

Hôm nay Quốc hội khai mạc Kỳ họp và sẽ xem xét thông qua Luật Đất đai sửa đổi

Tại kỳ họp thứ sáu, Quốc hội sẽ xem xét thông qua chín dự án luật, trong đó có dự án Luật Đất đai (sửa đổi), một dự luật được người dân cả nước đặc biệt quan tâm. Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội (QH) khóa XV chính thức khai mạc hôm nay (23-10) và dự kiến bế mạc vào ngày 29-11 theo hình thức họp tập trung tại Nhà QH, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp được tổ chức làm hai đợt, trong đó đợt 1 kéo dài 15 ngày (từ ngày 23-10 đến 10-11) và đợt 2 kéo dài bảy ngày (từ ngày 20 đến 28-11). Thông qua chín luật, cho ý kiến tám luật Về công tác lập pháp, kỳ họp sẽ xem xét, thông qua 9 dự án luật, 1 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến 8 dự án luật khác. Cụ thể, 9 dự án luật QH sẽ xem xét, thông qua gồm các luật: Đất đai (sửa đổi); Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Nhà ở (sửa đổi), Tài nguyên nước (sửa đổi); Viễn thông (sửa đổi); Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; CCCD (sửa đổi) và Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Về Luật Đất đai (sửa đổi), Văn phòng QH cho biết đến thời điểm này dự thảo luật đã được tiếp thu, chỉnh lý gồm 16 chương và 265 điều (bỏ 4 điều, bổ sung 6 điều so với dự thảo luật đã trình QH tại kỳ họp thứ năm). Liên quan đến Luật CCCD (sửa đổi), ông Trịnh Xuân An, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng và An ninh (cơ quan thẩm tra dự án luật) cho hay Chính phủ đề xuất đổi tên thành Luật Căn cước. Đến thời điểm này, đa phần ý kiến đồng tình với quan điểm của Chính phủ lấy tên là Luật Căn cước và dự thảo luật cũng đang được chỉnh lý theo hướng này để trình QH xem xét. “Dự án luật “đã thiết kế, tính cách” để không tác động đến xã hội, tránh phát sinh chi phí, thủ tục không cần thiết” - ông An khẳng định. Ngoài ra, QH xem xét, cho ý kiến tám dự án luật, bao gồm các luật: BHXH (sửa đổi); Lưu trữ (sửa đổi); Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Đường bộ; Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Thủ đô (sửa đổi); Tổ chức TAND (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Trong số này, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ khắc phục những tồn tại, hạn chế, tạo cơ sở pháp lý thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội, huy động mọi nguồn lực, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của thủ đô. Qua đó, đưa Hà Nội trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước. Nhờ đó, thủ đô sẽ có sự hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao trong khu vực và trên thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm với thủ đô các nước phát triển trong khu vực. Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) gồm 7 chương, 59 điều (tăng 3 chương, 32 điều so với Luật Thủ đô 2012). Xem xét, quyết sách nhiều nội dung quan trọng Cùng với đó, kỳ họp cũng xem xét các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước và tiến hành giám sát các vấn đề quan trọng khác. Cụ thể, kỳ họp sẽ xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội, các báo cáo công tác tư pháp. Đặc biệt kỳ họp sẽ dành ba ngày làm việc để tiến h