“Sốt đất” vẫn có thể xảy ra trong năm 2023?
Theo chuyên gia, trong năm 2023, thị trường bất động sản vẫn sẽ xuất hiện những cơn sốt đất cục bộ tại một số địa phương khi có quy hoạch và đầu tư hạ tầng mới.
Trải qua năm 2022, thị trường bất động sản vẫn giữ nhịp độ trầm lắng do những áp lực về dòng tiền, thanh khoản,... đè nén. Nhận định về diễn biến thị trường thời gian tiếp theo, ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, những khó khăn của thị trường bất động sản 2022 vẫn có thể kéo dài tới giữa năm 2023. Tuy nhiên, thách thức vẫn luôn song hành cùng các cơ hội.
Cụ thể, về chính sách, trong năm 2023, 3 chính sách lớn của Đảng và Nhà nước sẽ dần đi vào cuộc sống, gồm: Nghị quyết 18-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao; Nghị định 44/2022/NĐ-CP của Chính phủ về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản; Nghị định 65/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.
Đây được ví như ánh sáng cuối đường hầm để tạo niềm tin với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, góp phần định hướng cho sự phát triển bền vững của thị trường.
“Thị trường bất động sản cũng đang dần minh bạch và lành mạnh hơn. Các đòn bẩy về tài chính sẽ được cải thiện, room tín dụng cũng được nới trong thời gian tới. Các cơ chế chính sách, đặc biệt là chính sách về trái phiếu doanh nghiệp, tiếp tục được tháo gỡ và doanh nghiệp cũng dần làm quen với quy định mới về phát hành trái phiếu. Như vậy, thị trường bất động sản sẽ được khơi thông nguồn vốn, doanh nghiệp và nhà đầu tư tiếp tục với các dự án dang dở cũng như đầu tư thêm nhiều sản phẩm”, ông Hà nói.
Bên cạnh đó, vị chuyên gia cho rằng, tốc độ đô thị hóa cũng tăng từ 35% (năm 2019) lên 37% (năm 2021) và mục tiêu đến năm 2025 đạt 45%. Khi quá trình đô thị hóa tăng nhanh thì nhu cầu nhà ở cũng gia tăng rất cao, kéo theo đó là các hoạt động dịch vụ nghỉ dưỡng, văn phòng… phát triển theo. Với những yếu tố này, có thể hy vọng thị trường bất động sản 2023 sẽ mang gam màu tươi sáng và dần lấy lại đà tăng trưởng.
“Sốt đất” vẫn có thể xảy ra
Theo ông Hà, trong năm 2023, có một số yếu tố có thể tác động đến giá của bất động sản. Cụ thể, nền kinh tế toàn cầu vẫn chịu ảnh hưởng bởi một số bất ổn chính trị trên thế giới, kéo theo đó thị trường bất động sản cũng sẽ chịu tác động nhất định. Bên cạnh đó, lạm phát tăng cao trên toàn cầu và khó đoán định tại Việt Nam. Nguồn nguyên vật liệu, chi phí xây dựng tiếp tục leo thang.
Cùng đó, thời gian thẩm định pháp lý và hoàn thiện hồ sơ cấp phép dự án kéo dài cũng làm ngân sách dự án bị đội lên, khiến các dự án mở bán sau khó lòng đưa ra mức giá thấp hơn các dự án cùng phân khúc trước đó. Do vậy, nguồn cung bất động sản