Menu  Danh mục

Bài viết

Lãi suất tiết kiệm chuẩn bị giảm tiếp?

Lãi suất giảm ở hầu hết kỳ hạn Hai tuần trở lại đây, theo ghi nhận của Dân trí, hàng loạt ngân hàng thông báo điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi ở hầu hết kỳ hạn. Làn sóng giảm lãi suất không chỉ diễn ra ở các ngân hàng quy mô nhỏ mà cả các ngân hàng lớn hay tầm trung. Hàng loạt đơn vị công bố giảm lãi suất có thể kể đến như Saigonbank, DongABank, Kienlongbank, BacABank, NCB, Techcombank, OCB, GPBank, PGBank, PVComBank, Saigonbank, Kienlongbank, NCB… Mức giảm phổ biến 0,3-0,6%/năm, thậm chí tại PGBank, lãi suất giảm tới 1%/năm. Điều này trái ngược với diễn biến lãi suất niêm yết tăng mạnh có thời điểm đạt tới 11%/năm vào nửa cuối năm 2022. Khảo sát của Dân trí cho thấy số đơn vị niêm yết lãi suất tiền gửi từ 9,5%/năm chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nếu gửi tại quầy hiện chỉ còn SCB, còn gửi online có thêm Kienlongbank, BaoVietBank, VietABank, VietBank… *Biểu lãi suất tiền gửi tại một số ngân hàng (Đơn vị: %/năm) Ngân hàng 6 tháng (tại quầy) 6 tháng (online) 12 tháng (tại quầy) 12 tháng (online) SCB 7,8 9,5 9,5 9,5 KienlongBank 9 9,3 9,2 9,5 BaoVietBank 8,8 9,3 9,4 9,5 VietABank 8,6 9,3 9 9,5 VietBank 9,3 9,5 9,3 9,5 HDBank 7,5 9,5 7,9 9,3 VPBank 8,7 8,8 9,1 9,2 SeABank 8,05 8,9 8,25 9,1 LienVietPostBank 8,1 9 8,5 9,1 Mặt bằng lãi suất dao động phổ biến 8-9%/năm. Chỉ có một vài đơn vị trả lãi suất dưới 8%/năm gồm Agribank, Vietcombank, BIDV, CBBank. Song song với giảm lãi suất huy động, hàng loạt đơn vị cũng giảm lãi suất cho vay. Một số đơn vị như Agribank, VietinBank, ACB, MB, Techcombank, Sacombank… đã công bố các gói cho vay ưu đãi với mức giảm lãi suất tới 3%/năm. Tuy nhiên, các gói lãi suất này thường chỉ hướng đến một nhóm khách hàng nhất định, chủ yếu ưu tiên các khách hàng thuộc lĩnh vực ưu tiên, doanh nghiệp SME… Từ tuần sau lãi suất huy động sẽ giảm trên diện rộng? Ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) - cho biết trong một cuộc họp mới đây do Ngân hàng Nhà nước chủ trì, các ngân hàng thương mại thống nhất từ đầu tuần tới sẽ giảm lãi suất huy động nhằm tạo cơ sở để giảm lãi suất cho vay với khách hàng. "Mức giảm từ 0,2 đến 0,5%/năm so với mức lãi suất huy động hiện tại", ông Hùng nói. Cụ thể, các ngân hàng trong nhóm Big4 (4 ngân hàng có vốn Nhà nước) gồm Agribank, BIDV, VietinBank và Vietcombank sẽ giảm lãi suất huy động thêm 0,2%/năm so với mức lãi suất niêm yết tại thời điểm 27/2 với các kỳ hạn từ 6 - 12 tháng. Trong khi đó, các ngân hàng thương mại cổ phần sẽ giảm lãi suất huy động thêm 0,5%/năm so với mức lãi suất niêm yết tại thời điểm 27/2, cũng với các kỳ hạn từ 6-12 tháng. Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2 ngày hôm qua (3/3), Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, tổ chức thực hiện để giảm mặt bằng lãi suất, tăng khả năng tiếp cận vốn, tăng trưởng tín dụng hướng vào các động lực tăng trưởng như tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu và các lĩnh vực ưu tiên. Ngân hàng Nhà nước được yêu cầu phải nghiên