Chính phủ quyết định cứu thị trường bất động sản
MOSKVA (Sputnik) - Chính phủ Việt Nam quyết định “chốt” gói tín dụng 120.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội, đồng thời cho phép doanh ghiệp bất động sản khó khăn được giãn, hoãn nợ.
Nghị quyết 33/2023 của Chính phủ được kỳ vọng sẽ cứu lấy thị trường bất động sản ‘đầy khó khăn và bất thường’ với 2 nút thắt lớn nhất là vấn đề pháp lý và nghẽn dòng tiền.
Nghị quyết 33 tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản (BĐS) phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Được kỳ vọng là giải pháp “cứu” lĩnh vực bất động sản, gỡ vướng về pháp lý, tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp, ở Nghị quyết này, Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đặc biệt là về thể chế, tổ chức thực hiện và nguồn vốn cho thị trường bất động sản.
Trong đó, tháo gỡ các vướng mắc về quy định pháp luật và trình tự, thủ tục cũng như tổ chức triển khai thực hiện các dự án bất động sản, nhất là liên quan đến đầu tư, đất đai, xây dựng, đấu giá; Tháo gỡ khó khăn về các nguồn vốn tín dụng, trái phiếu, quỹ đầu tư, khơi thông dòng vốn cho thị trường bất động sản, góp phần tăng thanh khoản cho thị trường.
Chính phủ cũng kỳ vọng thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển, tăng nguồn cung, đồng thời điều chỉnh cơ cấu sản phẩm thị trường bất động sản hợp lý hơn, chú trọng phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở phù hợp với thu nhập của người dân.
Đối với Nghị quyết 33, Chính phủ nhấn mạnh sẽ đẩy mạnh phê duyệt quy hoạch, chấp thuận chủ trương đầu tư, lựa chọn chủ đầu tư và kịp thời giải quyết các thủ tục về đất đai, xây dựng của các dự án bất động sản để tăng nguồn cung cho thị trường.
“Bên cạnh đó, thường xuyên theo dõi, giám sát có hiệu quả tình hình thị trường để kịp thời có biện pháp, giải pháp phù hợp nhằm ngăn chặn tình trạng thị trường "phát triển nóng" hoặc "đóng băng", tình trạng tung tin đồn thổi, đầu cơ thổi giá BĐS lên cao để trục lợi, mất cân đối cung - cầu và đảm bảo vận hành lành mạnh theo cơ chế thị trường”, Chính phủ lưu ý.
Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng
Để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, đối với nguồn vốn tín dụng, Chính phủ nhấn mạnh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn tín dụng.
Chính phủ yêu cầu có biện pháp xử lý phù hợp cho các doanh nghiệp bất động sản khó khăn, trong đó cho phép giãn nợ gốc, lãi vay, cơ cấu lại nhóm nợ…
Tập trung nguồn vốn cho các dự án, phương án vay vốn khả thi, khách hàng có năng lực tài chính, khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn; ưu tiên các dự án bất động sản nhà ở, đáp ứng nhu cầu thực của người dân, có hiệu quả, thanh khoản tốt như nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ, văn phòng cho thuê, bất động sản phục vụ sản xuất, công nghiệp, du lịch.
“Có biện pháp phù hợp, hiệu quả giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ thị trường bất động sản”, Chính phủ chỉ đạo.
Về nguồn vốn, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện các n