Menu  Danh mục

Bài viết

Nghị quyết số 22/NQ-HĐND về Nhiệm vụ Quy hoạch chung Đô thị mới Thủy Nguyên đến năm 2045

Ngày 18/7/2023, Hội đồng nhân dân thành phố khóa XVI, kỳ họp thứ 11 đã thông qua Nghị quyết số 22/NQ-HĐND về Nhiệm vụ Quy hoạch chung Đô thị mới Thủy Nguyên đến năm 2045. 1. Phạm vi, ranh giới và diện tích nghiên cứu lập quy hoạch: Khu vực nghiên cứu quy hoạch thuộc toàn bộ địa giới hành chính huyện Thủy Nguyên gồm 35 xã, 02 thị trấn và phần đảo Vũ Yên cùng mặt nước liền kề thuộc địa giới hành chính quận Hải An với tổng diện tích khoảng 26.910,2ha (diện tích trên địa bàn huyện Thủy Nguyên 26.191,2ha; diện tích trên địa bàn quận Hải An 719,0ha). Với ranh giới cụ thể như sau: - Phía Đông và phía Bắc: Giáp với thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh (ranh giới là sông Đá Bạc và sông Bạch Đằng); - Phía Tây: Giáp huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (ranh giới là sông Hàn và sông Kinh Thầy); - Phía Nam: Giáp huyện An Dương, quận Hồng Bàng và quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng (ranh giới là sông Cửa Cấm). 2. Thời hạn lập quy hoạch: Đến năm 2045. 3. Quan điểm và mục tiêu quy hoạch: a) Quan điểm: - Hình thành thành phố mới Thủy Nguyên trực thuộc thành phố Hải Phòng, phù hợp với cấu trúc không gian đô thị “Hai vành đai – Ba hành lang – Ba trung tâm và các đô thị vệ tinh”: Trong đó “Trọng tâm đô thị số 1” là trung tâm đô thị lịch sử (thuộc quận Ngô Quyền, Hồng Bàng, Lê Chân) và đô thị hành chính mới Bắc sông Cấm. “Cụm đô thị trọng tâm 1” có cấu trúc 2 nội đô liên kết với nhau qua trục cảnh quan sông Cấm. Phía Nam là “đô thị lịch sử, văn hóa, thương mại” được cải tạo nâng cấp chất lượng môi trường cảnh quan. Phía Bắc là “đô thị hành chính, dịch vụ đa chức năng xây dựng mới hiện đại” là nơi hội tụ trụ sở cơ quan hành chính đầu não thành phố Hải Phòng. Đồng thời khu vực này sẽ là động lực để mở rộng khu vực đô thị trung tâm Hải Phòng về phía Bắc sông Cấm: - Phát triển đô thị đồng bộ với xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật, bảo đảm yêu cầu phát triển bền vững, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên hợp lý và có hiệu quả, sử dụng tiết kiệm năng lượng gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. - Phát triển và quản lý đô thị phải phù hợp với các quy hoạch cấp trên; cập nhật các dự án chiến lược lớn có ảnh hưởng lớn đến sử dụng đất, môi trường, bố cục không gian kiến trúc đô thị. - Phát triển và quản lý đô thị bảo đảm phù hợp với tiềm năng, vị thế của Thủy Nguyên; khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bảo đảm hài hoà giữa bảo tồn và phát triển, phát triển và bảo tồn; phát triển cân đối giữa phát triển đô thị và các vùng nông thôn. - Phát triển đô thị bảo đảm yêu cầu kinh tế đô thị phát triến bền vững, từng bước và liên tục sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội. - Phát triến hệ thống giao thông một cách đồng bộ theo hướng hiện đại tạo nên mạng lưới hoàn chỉnh, liên hoàn, liên kết giữa các phương thức vận tải, giữa đô thị và nông thôn; phát triển vận tải công cộng tại các khu vực đô thị đảm bảo hiện đại, an toàn, tiện lợi. - Chỉnh trang khu vực đô thị cũ (Núi Đèo, Minh Đức) theo hướng hiện đại, đô thị xanh, có sức sống, sức